Tắc tia sữa là gì? Chữa trị bằng cách nào?

Tắc tia sữa là vấn đề mà có lẽ người làm mẹ nào cũng đều 1 lần nếm trải. Nếu là người đã có kinh nghiệm thì chuyện ứng phó không quá khó khăn. Nhưng với những người lần đầu làm mẹ thì tắc tia sữa thực sự là nỗi khủng khiếp vì cứ cắn răng chịu đau do không biết cách để điều trị sớm.Bài viết này mình xin chia sẻ tới các mẹ tần tần tật về vấn đề tắc tia sữanổi cục cùng những cách điều trị hiệu quả nhất để bạn có thể áp dụng khi cần. Bắt đầu nhé!

Gợi ý

Xịt thông sữa Nhân An có thể giúp các mom sau sinh thông tuyến sữa bị tắc, tan cục sữa bị đông cứng chỉ sau 1 – 2 lần xịt.

  • Hiệu quả nhanh sau  1 – 2 lần xịt
  • Thành phần thảo dược, an toàn cho cả mẹ và bé
  • Miễn phí vận chuyên – Giao nhanh –   nhận hàng sau 1 – 2 ngày gửi
Tắc tia sữa

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng mà 1 hoặc nhiều ống dẫn sữa từ nang sữa tới núm vú bị tắc nghẽn bởi nhiều lí do khác nhau khiến sữa không thể chảy ra ngoài khi bé bú hoặc bạn vắt/hút sữa. Khi sữa không thể chảy được ra ngoài nhưng cơ thể vẫn tiếp tục tạo ra sữa khiến bầu vú bị căng gây sưng và đau cho người mẹ.

Triệu chứng tắc tia sữa.

 Những triệu chứng của tắc tia sữa xuất hiện và chuyển biến nặng dần theo thời gian. Tắc tia sữa thường ảnh hưởng đến 1 vú, nhưng đôi khi những triệu chứng này vẫn có thể xuất hiện trên cả 2 vú.     • Đầu tiên bạn sẽ thấy vú căng và to hơn mức bình thường đồng thời xuất hiện một hoặc tất cả các biểu hiện sau:     • Nốt sưng cứng hoặc mềm trên vú, kích thước từ hạt đậu cho tới quả mận nếu để lâu kích thước sẽ lớn hơn. Tình trạng này còn được gọi là tắc tia sữa nổi cục.    • Vú có cảm giác đau và ấm nóng    • Vùng da xung quanh khu vực sưng bị đỏ    • Có một cục sữa bị vón cục màu trắng ở đầu ti (núm vú).     • Bị sốt nhẹ (dưới 38,5°C). Ngoài ra, nếu vú của bạn có dấu hiệu sưng, nóng, đau dữ dội và kèm theo sốt cao >38,5°C thì khả năng cao bạn đã bị viêm vú – là một biến chứng của tắc tia sữa.

Tắc tia sữa có nguy hiểm không?

Tuy chỉ là hiện tượng ứ đọng sữa trong bầu vú nhưng tắc tia sữa có thể để lại nhiều biến chứng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách, trong đó viêm vú và áp xe vú là 2 hai biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất.   Áp xe vú có thể gây ra một số rủi ro như:     • Sụt giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng sản xuất sữa.     • Nhiễm trùng huyết.     • Phải phẫu thuật cắt bỏ một số bộ phận trong vú đôi khi là cả vú nếu bị viêm nặng.   Viêm vú sẽ phát triển thành áp xe vú nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Bạn muốn nhận tư vấn điều trị “Tắc Tia Sữa” từ mình chứ?

Những ai có nguy cơ bị tắc tia sữa?

Những người đang cho con bú đều có thể bị tắc tia sữa nhưng nguy cơ cao xảy đối với 2 đối tượng sau:     • Tắc tia sữa lần đầu sinh con    • Tắc tia sữa sau sinh mổ.

Điều trị tắc tia sữa.

Nguyên tắc điều trị tắc tia sữa là làm trống bầu vú bằng cách cho con bú hoặc hút/vắt hết lượng sữa trong vú và để hút hết sữa ra ngoài thì trước hết bạn cần thông các ống dẫn sữa bị tắc.

1/ Chữa tắc tia sữa bằng phương pháp dân gian.

Là phương pháp điều trị ít tốn kém nhưng cho hiệu quả khá tốt nên được nhiều bà mẹ áp dụng. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm chữa tắc tia sữa hiệu quả hiện nay tại bài viết 9 cách trị tắc tia sữa nhanh & hiệu quả nhất.

Tắc tia sữa 1

2/ Chữa tắc tia sữa bằng thuốc.

Nếu đang quan tâm về vấn đề “Tắc tia sữa uống thuốc gì?” hay “Cách chữa tắc tia sữa nặng” thì ban có thể tham khảo một số cách chữa tắc tia sữa nổi cục hiệu quả khác tại bài viết Thông tắc tia sữa nên dùng cách nào?

Các biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa tái phát.

Dù cho bạn đã thông tia sữa thành công thì tình trạng này hoàn toàn có thể tái phát nếu bạn không phòng ngừa đúng cách. Vì vậy, cho đến khi bạn đã cai sữa cho bé thì vẫn phải thực hiện việc phòng ngừa tắc tia sữa tái phát. Dưới đây là những kỹ năng phòng ngừa mà bạn có thể áp dụng.

1/ Những việc nên làm.

     • Uống nhiều nước để sữa không bị đặc.      • Vắt hết sữa dư thừa sau khi bé bú, nếu có.      • Cho bé bú thường xuyên với lịch trình đều đặn.     • Để bé bú với nhiều tư thể khác nhau thay vì 1 tư thế.      • Cố gắng để cơ thể trong tình trạng khỏe mạnh & thoải mái nhất.      • Vệ sinh sạch núm vú bằng khăn ấm trước và sau khi bé bú hoặc khi bạn vắt/hút sữa.      • Kéo nhẹ núm vú hướng ra ngoài thường xuyên để bé có thể bú dễ dàng nếu núm vú của bạn bị tụt vào hoặc bằng phẳng.      • Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng ngăn chặn viêm vú xảy ra.      • Nghỉ ngơi nhiều (vì mới sinh nên bé rất khó để rời mẹ vì vậy bạn có thể nhờ người thân trông hộ).     

2/ Những việc không nên làm.

     • Tránh để cơ thể rơi vào tình trạng stress, áp lực     • Không nằm sấp vì điều này sẽ tạo áp lực lên vú ảnh hưởng tới nang sữa và ống dẫn sữa.      • Không mặc áo ngực, dây địu quá chật gây tổn thương nang sữa và ống dẫn sữa.      • Không để bé nhai núm vú gây rách tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Và trên hết, nếu phát hiện tia sữa bị tắc bạn nên thực hiện sớm các biện pháp điều trị để hạn chế tình trạng chuyển nặng khiến việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn.

Lời kết.

Tắc tia sữa dù bị sớm hay muộn, nặng hay nhẹ thì cũng cần được điều trị sớm để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cũng như kịp thời cung cấp cho con nguồn sữa mẹ được xem là thức ăn tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ. Mọi thắc mắc về tình trạng tắc tia sữa bạn có thể liên hệ với mình qua Mesenger để được tư vấn tận tình nhất. Chúc bạn sớm điều trị thành công. Thân ái!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *