Rạn da màu đỏ và màu trắng: Nguyên nhân và những cách chữa hiệu quả.

Rạn da đỏ có tự khỏi không? Điểm khác biệt giữa những vết rạn màu đỏ và màu trắng là gì? Những cách trị rạn da đỏ hiệu quả. Đó không chỉ vấn đề của mỗi mình bạn mà là của rất nhiều người đang thắc mắc trong thời gian gần đây. Có người lo lắng về tính thẩm mĩ, có người lại lo sợ những vết rạn này gây nguy hiểm đến sức khỏe. Sự thật về những vết rạn màu đỏ này như thế nào? Có trị được không? Hãy cùng Viên Thuốc Xanh tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Vết rạn da màu đỏ là gì?

Rạn da đỏ là những vết rạn da mới xuất hiện ở giai đoạn đầu có màu đỏ, hồng, hoặc nâu sẫm. Khi da bị kéo căng khiến lớp hạ bì dưới da bị rách và để lộ ra những mạch máu nằm phía dưới. Màu sắc của những vết rạn màu đỏ chính là màu của những mạch máu dưới da này.

Phân biệt rạn da đỏ với rạn da trắng.

Vết rạn da màu đỏ là những đường nổi dễ nhìn thấy. Trong khi vết rạn da màu trắng mờ và bằng phẳng hơn. Những vết rạn màu đỏ không tồn tại mãi mãi, theo thời gian, chúng chuyển sang màu trắng xám. Đặc biệt, rạn màu đỏ, hồng, nâu sẫm có khả năng điều trị khỏi cao hơn các vết rạn màu trắng.

Nguyên nhân của rạn da đỏ.

Những vết rạn màu đỏ được xem là giai đoạn đầu của tình trạng rạn da. Chúng thường liên quan đến việc mang thai, thay đổi cân nặng, cụ thể là tăng cân đột ngột. Tuy nhiên, bất kì ai cũng có nguy cơ xuất hiện những vết rạn màu đỏ này. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra rạn màu đỏ trên da.

dan da
  • Thay đổi về cân nặng.

Tăng cân đột ngột là 1 tác nhân chính gây ra rạn màu đỏ trên da. Khi cơ thể phát triển một cách nhanh chóng nhưng số lượng collagen không sản sinh kịp để da phát triển theo. Điều này dẫn tới da bị căng quá mức đàn hồi của nó và lúc này những vết rạn có nguy cơ xuất hiện. Ngoài tăng cân thì những vết rạn màu đỏ cũng có thể xuất hiện nếu giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn.

  • Mang thai.

Trong quá trình mang thai cơ thể người mẹ có xu hướng tăng cân và chu vi bụng lớn dần trong những tháng cuối của thai kì. Những vết rạn da có màu đỏ xuất hiện khi mang thai cũng chính do 2 nhân tố này khiến da bị căng quá mức đàn hồi. Vị trí của vết rạn đỏ khi mang thai thường xuất hiện ở vùng bụng, ngực, đùi…

  • Quá liều corticosteroid.

Sử dụng corticosteroid khiến lượng collagen trong da bị suy giảm. Điều này làm cho độ đàn hồi của da bị yếu dần và dẫn tới tình trạng nứt da khi bị kéo giãn mạnh.

  • Di truyền.

Vết rạn da của bạn có khả năng do di truyền nếu một hoặc nhiều người trong gia đình bạn từng xuất hiện tình trạng này.

  • Tác động do một số hội chứng và bệnh lý.

Các vết rạn màu đỏ cũng là 1 hệ quả của các hội chưng như: Mafan, cushing’s…

  • Phẫu thuật nâng ngực.

Khi trải qua phẫu thuật nâng ngực, các vùng da ở vị trí này có cu hướng căng phồng dễ dẫn tới những vết rạn màu đỏ ở ngực. Tuy nhiên, không phải ai phẫu thuật ngực cũng bị rạn da, điều này còn phụ thuộc vào độ đàn hồi cũng như diện tích vùng da được cấy ghép.

Những ai có nguy cơ bị rạn da đỏ?

  • Là nữ giới.

Nữ giới trong độ tuổi dậy thì có nguy cơ bị rạn da cao hơn nam giới cùng độ tuổi 25%.

  • Tuổi dậy thì.

Cơ thể phát triển nhanh cùng làn da có độ đàn hồi thấp nên thanh thiếu niên độ tuổi dậy thì cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao bị rạn da màu đỏ.

  • Tập thể hình.

Tập thể hình khiến cơ bắp săn chắc nhưng nếu nó vượt quá độ đàn hồi của da thì những vết rạn có thể xảy ra. Vị trí của các vết rạn do tập thể hình thường xuất hiện ở: Vai, nách, lưng, bắp tay, đùi…

Rạn da đỏ có tự hết không?

Những vết rạn da màu đỏ không thể tự hết. Chúng sẽ chuyển sang màu trắng theo thời gian và mờ dần di nhưng cũng không mất hẳn. Để loại bỏ các vết rạn da màu đỏ này, bạn có thể dùng các biện pháp điều trị phổ biến như kem bôi, các loại dầu hoặc biện pháp mạnh như: Laser, lột da sinh học.

Cách trị vết rạn da màu đỏ.

Rạn da đỏ là giai đoạn đầu của vết rạn nên khả năng thành công sẽ cao hơn so với các vết rạn da trắng. Đây được xem là thời điểm vàng để để điều trị chúng. Một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo để điều trị rạn màu đỏ.

Dùng kem trị rạn da

Dùng kem trị rạn da.

Kem trị rạn da là biện pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn. Những loại kem trị rạn da khá an toàn vì thành phần chủ yếu từ thảo dược. Hầu hết các loại kem trị rạn da đều cung cấp độ ẩm giúp da có độ đàn hồi tốt hơn, một số kem chứa vitamin E giúp da sản xuất collagen giúp kích thích lớp da mới phát triển. Điều này có lợi cho quá trình làn mờ các vết rạn cũng như tạo độ săn chắc và khỏe mạnh cho da.

Những ưu điểm nổi bật của kem trị rạn da như:

  • Cho hiệu quả tương đối nhanh.
  • Chi phí dễ chịu.
  • Tiện lợi khi sử dụng.
  • Tính an toàn cao.

Đối với bà bầu, việc chọn kem da cần lưu ý về thành phần, hãy đảm bảo kem được bào chế từ thảo dược an toàn không gây nguy hiểm cho thai nhi khi sử dụng. Giá của các loại kem và chủng loại hiện này đáp ứng được hầu hết túi tiền của người tiêu dùng. Mấu chốt là sự phù hợp với làn da của bạn nên không phải sản phẩm giá cao hay của nước ngoài đều tốt với bạn. Hãy tham khảo kĩ lưỡng về thành phần và thăm dò ở những người từng sử dụng sản phẩm để có thêm cơ sở để quyết định mua hoặc không. Xem ngay: » Danh sách 11 kem trị rạn da sau sinh & lâu năm tốt nhất hiện nay. » Top 7 kem trị ran da cho bà bầu an tàn & hiệu quả

Dùng thuốc trị rạn da đỏ.

Hiện nay không có nhiều sự lựa chọn về thuốc trị vết rạn màu đỏ. Tretinoin là loại thuốc mà bạn có thể sử dụng để điều trị những vết rạn màu đỏ Tuy nhiên, để mua được loại thuốc này bạn sẽ cần 1 toa thuốc, tức phải đi khám bác sĩ trước.

Dùng một số cách trị rạn da đỏ tại nhà.

Dầu hạnh nhân.

Dầu hạnh nhân

Thoa dầu hạnh nhân kết hợp massage nhẹ nhàng sẽ giúp da bạn có độ ẩm và độ đàn hồi tốt hơn. Điều này giúp bạn có làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa và cải thiện một phần các vết rạn. Áp dụng 1 ngày 1 lần.

Dầu dừa.

Dầu dừa cung cấp độ ẩm và kích thích sản sinh collagen – 1 protein cần thiết để các lớp da mới phát triển. Thoa dầu dừa và massage nhẹ nhàng lên những vết rạn màu đỏ cần điều trị trong 5 – 10 phút. Bạn có thể trộn dầu dừa với dàu hạnh nhân theo tỉ lệ 1:1 và tiến hàn như hướng dẫn trên. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ cho kết quả khả quan hơn.

Vết rạn da màu đỏ khi mang thai có tự mất không?

Những vết rạn da có màu đỏ khi mang thai sẽ không tự mất, thay vào đó chúng sẽ chuyển sang màu trắng theo thời gian. Thông thường các vết rạn có xu hướng mờ dần sau 6 – 12 tháng kể từ khi bạn sinh em bé. Tuy nhiên, chúng chỉ mờ nhưng không mất hẳn, bạn vẫn có thể thấy những đường sẹo màu trắng hoặc bạc hơi nhạt.

Lời kết.

Rạn da có màu đỏ, hồng, nâu được xem là giai đoạn đầu của những vết rạn, chúng không tồn tại mãi mà chuyển dần sang màu trắng sau một thời gian nhất định. Điều trị những vết rạn màu đỏ có cơ hội phục hồi cao hơn so với các vết rạn da màu trắng. Các biện pháp tự nhiên hoặc phẫu thuật, laser đều hầu hết đều có hiệu quả đối với các vết rạn màu đỏ này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *