Rạn da bụng bầu hay rạn da khi mang thai là tình trạng mà hầu hết mẹ bầu nào cũng từng trải qua.Tuy không gây ra mối nghiêm trọng nào về sức khỏe nhưng vết rạn da lại khiến nhiều chị em lo ngại về tính thẩm mĩ. Nói cách khác, những vết rạn da này sẽ khiến các chị em mất tự tin để diện những bộ trang phục gợi cảm. Rất nhiều chị em đã có chung suy nghĩ là dùng những biện pháp mạnh để điều trị các vết rạn da bầu này. Tuy nhiên, chúng có dễ dàng loại bỏ như chị em vẫn hay nghĩ? Hãy cùng Viên Thuốc Xanh tìm hiểu qua bài viết này nhé!
NỘI DUNG TÓM TẮT
Rạn da khi mang bầu là gì?
Rạn da khi mang thai là tình trạng xuất hiện những vết rạn nứt do da bị chịu tác động của lực kéo giãn quá mạnh. Sự kéo giãn thường do cơ thể người mẹ tăng trưởng nhanh chóng khi mang thai. Và khi da không thể phát triển kịp tốc phát triển của cơ thể sẽ dẫn tới nguy cơ bị rạn da. Những vết rạn do quá trình mang thai thường xuất hiện tại các vị trí như: Bụng, hông, ngực, đùi, cánh tay trên, sau đầu gối… Trong đó, vùng bụng, hông, ngực là những nơi có khả năng cao xuất hiện các vết rạn da. Đơn giản vì những khu vực này phát triển mạnh và có những thay đổi lớn về kích thước. Ở vùng bụng là nơi có thay đổi rất lớn về kích thước trong những tháng cuối của thời kì mang thai khi mà em bé ngày càng lớn. Tương tự, vùng ngực sẽ phát triển để chứa sữa mẹ cho em bé bú sau khi sinh.
Nguyên nhân rạn bụng bầu.
Thay đổi về cân nặng.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ thường có xu hướng tăng cân, nếu quá trình tăng cân diễn ra đều đặn và đúng mức thì sẽ ít có nguy cơ bị rạn da. Trái lại, việc tăng cân tăng cân đột ngột và quá mức là dấu hiệu cho thấy khả năng rất cao những vết rạn da sẽ xuất hiện. 10 – 12 kg là số cân nặng lý tượng mà bạn có thể tăng lên trong quá trình mang thai (số cân nặng cần tăng sẽ có sự thay đổi theo cân nặng lúc bạn bắt đầu mang thai). Cuối cùng, những người trước khi mang thai bị dư cân nặng có nguy bị rạn da cao hơn khi mang thai so với những người có cân nặng lý tưởng.
Thay đổi về hormone.
Dù không lớn nhưng sự thay đổi về hormone của cơ thể phụ nữ khi mang thai có liên quan đến những vết rạn da. Các hormone này mang nhiều hơn vào da khiến các liên kết của collagen bị ảnh hưởng. Hệ quả là da dễ bị rạn nứt hơn khi bị kéo căng.
Kích cỡ chu vi bụng bầu.
Có một điều rõ ràng là những người mang thai với 2 em bé trở lên hoặc có chu vi bụng lớn thì nguy cơ da bị rạn là rất cao. Kích thước bụng lớn đồng nghĩa với lực kéo căng tác động lên da càng mạnh khiến các liên kết của lớp hạ bì dưới da bị phá vỡ. Đây là một trong những tác nhân chủ yếu của những vết rạn da trên bụng bà bầu.
Di truyền.
Nếu mẹ hoặc các chị em trong gia đình bạn đã từng gặp phải tình trạng rạn da thì những vết rạn da của bạn có thể là do sự di truyền. Yếu tố di truyền là collagen – một loại protein mà bạn đã được thừa hưởng từ bố mẹ có cấu trúc yếu hơn bình thường. Cụ thể là do sự đột biến ở 4 gen: elastin, SRPX, HMCN1 và TMEM18. Điều này khiến bạn có nguy cơ bị rạn da cao hơn 40%.
Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy?
Những vết rạn da thường bắt đầu xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ, lúc bụng căng đến kích lớn đủ tạo ra lực kéo căng khiến cho da bị rạn nứt. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, các vết rạn cũng có thể bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Những vết rạn sớm này có thể do da của người mẹ có độ đàn hồi kém. Tham khảo: 9 kem chống rạn da cho bà bầu hiệu quả và an toàn.Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? (Ảnh minh họa).
Dấu hiệu rạn da ở bà bầu.
Dấu hiệu nhận biết rạn da ở bà bầu khá rõ ràng qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Những vết rạn xuất hiện với màu đỏ hoặc hồng, có thể kem theo những cơn ngứa khó chịu ở bụng.
- Giai đoạn giữa: Ở giai đoạn này các vết rạn phát triển kích thước và có sự thay đổi từ màu đỏ, hồng sang màu nâu sẫm.
- Giai đoạn cuối: Các vết rạn chuyển sang màu trắng hoặc xám và mờ dần, đặc biệt là sau khi sinh em bé.
Bà bầu bị rạn da có nguy hiểm không?
Các vết rạn da khi mang thai là tình trạng phổ biến, cụ thể có hơn 90% những người từng mang thai đều xuất hiện những vết rạn da này. Thông thường những đường rạn da không gây nguy hiểm đến tình mạng hay mối nguy hại nào về sức khỏe. Chỉ khi những vết rạn này gây đau quá mức hoặc viêm thì bạn mới cần sự hỗ trợ của bác sĩ, trường hợp này là hiếm khi.
Cách trị rạn da cho bà bầu.
Điều trị rạn da khi mang thai là việc làm cần sự cẩn trọng nhất định để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi. Ngoài lựa chọn những phương pháp hay sản phẩm có chất lượng tốt, tính an toàn cao thì quá trình xoa bóp cũng phải thực hiện đúng cách. Vì tác động từ hành động massage, xoa bóp không đúng cách hoặc thực hiện mạnh tay sẽ gây co thắt tử cung dẫn tới những nguy hiểm cho thai nhi. Lựa chọn các biện pháp điều trị rạn cho bà bầu, bạn có thể tham khảo 2 hình thức dưới đây:
Kem bôi trị rạn da cho bà bầu.
Sử dụng kem trị rạn da là lựa chọn của nhiều người bởi biện pháp này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian điều trị. Trên thì trường hiện có rất nhiều loại kem trị rạn da khác nhau nhưng không phải tất cả đều có thể sử dụng cho bà bầu.Kem bôi trị rạn da cho bà bầu (Ảnh minh họa).Một số lưu ý khi lựa chọn các loại kem bôi để trị rạn da cho bà bầu:
- Sản phẩm có thành phần tự nhiên:
Vì sự an toàn của thai nhi, bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như các loại tinh dầu, hoặc chiết xuất từ các loại thực vật.
- Có chứa vitamin E:
Đây là 1 thành phần quan trọng giúp ngăn chặn cũng như hỗ trợ phục hồi các vết rạn. Các loại kem chứa Vitamin E còn cung cấp độ ẩm giúp giảm những cơn ngứa ở bụng.
- Không chứa Tretinoin hoặc retinol:
Chúng được biết đến với công dụng làm mờ các vết rạn da và có trong nhiều sản phẩm trị rạn da hiện nay. Tuy nhiên tretinoin và retinol được khuyến cao không an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho bú. Vì vậy bạn cần loại trừ các loại kem trị rạn da có chứa 2 hoạt chất này. Bạn có thể tham khảo danh sách 7 kem trị rạn da cho bà bầu này để tìm sản phẩm phù hợp nhất. Hoặc nếu
Biện pháp tự nhiên.
Tuy không có nhiều nghiên cứu xác thực về tính hiệu quả của các biện pháp tự nhiên đối với tình trạng rạn da nhưng thực tế cho thấy: Những biện pháp tự nhiên cung cấp độ ẩm cho da giúp hạn chế những cơn ngứa. Một phần nhỏ giúp hạn chế và làm mờ các vết rạn giai đoạn đầu. Bạn có nhiều lựa chọn điều trị với phương pháp tự nhiên, nổi bật là các loại tinh dầu như: Dầu dừa, oliu…Cách trị rạn da bằng biện pháp tự nhiên (Ảnh minh họa).
Cách dùng dầu dừa trị rạn da cho bà bầu.
Có nhiều công thức được tạo ra để trị rạn da bằng dầu dừa. Đơn giản nhất là bạn có thể chỉ sử dụng mỗi dầu dừa để massage nhẹ nhàng vào vùng da bị rạn. Áp dụng đều hàng ngày sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Còn nếu muốn thực hiện những công thức kết hợp với các loại tinh dầu khác thì bạn có thể tham khảo tại bài viết chi tiết này.
Mẹ bầu bị rạn da nên làm gì?
Khi phát hiện những vết rạn xuất hiện, bạn cần bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân bằng những câu hỏi sau: Bạn có bổ sung nước đều đặn 10 – 12 ly/ 1 ngày? Bạn có dưỡng ẩm cho vùng da bụng thường xuyên? Bạn có tăng cân đột ngột hoặc quá 13kg trong quá trình mang thai? … Sau khi xem xét, hãy cải thiện những thiếu sót nếu có. Với trường hợp rạn da do tăng cân quá mức khi mang thai, bạn không nên chuyển sang chế độ ăn kiêng vì nó không tốt cho thai nhi. Thay vào đó, bạn chỉ cần thay bằng 1 chế độ ăn lành mạnh và hợp lý hơn.Mẹ bầu bị rạn da nên làm gì? (Ảnh minh họa).Một điều quan trọng là bạn có thể hạn chế sự xuất hiện và phát triển của các vết rạn bằng các loại kem, bơ hoặc tinh dầu dưỡng ẩm. Đặc biệt, nếu có ý định điều trị các vết rạn thì đây là thời điểm lý tưởng hơn sau khi sinh. Vì ở giai đoạn đầu mới xuất hiện các vết rạn dễ điều trị hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải lưu ý tới sự an toàn của em bé. Lựa chọn các loại kem hoặc giải pháp an toàn như đã nếu ở mục “Cách trị rạn da cho bà bầu.”
Mẹo ngừa rạn da khi mang thai.
Mặc dù hiện tại chứa có loại sản phẩm hay phương pháp nào được chứng nhận có khả năng ngăn chặn hoàn toàn rạn da xuất hiện. Tuy nhiên, vẫn có những biện pháp hạn chế tối thiếu tình trạng rạn da này.
Bổ sung nước đều đặn.
Mỗi ngày bổ sung đều đặn từ 10 – 12 lý nước lọc sẽ có ích cho sức khỏe và độ đàn hồi của da. Điều này góp giúp bạn hạn chế được những vết rạn da xuất hiện.
Dưỡng ẩm cho da thường xuyên.
Dưỡng ẩm da thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa những cơn ngứa và hạn chế những vết rạn da. Bạn có thể sử dụng các loại bơ, tinh dầu để dưỡng ẩm hoặc dùng các loại kem dưỡng ẩm dành cho bà bầu.
Tránh tăng cân quá nhanh.
Thèm ăn là biểu hiện thường xuyên trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, thay vì chọn những loại đồ ăn chiên sẵn hay đồ ăn nhanh thì bạn nên thay thế bằng hoa quả hay đơn giản là uống 1 ngụm nước lọc. Có thể bạn chưa biết, phụ nữ mang thai chỉ cần bổ sung khoảng 300-450 calo mỗi ngày là đủ.
Massage bụng nhẹ nhàng.
Massage nhẹ nhàng giúp cải thiện độ đàn hồi của da, tuy không vượt trội nhưng điều này vẫn giúp ngăn chặn sự xuất hiện của những vết rạn. Bạn có thể nhờ người thân massage thật nhẹ nhàng theo vòng tròn hoặc chiều lên ⇔ xuống ở bụng.
Tập các bài thể dục nhẹ cho bà bầu.
Tập các bài thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu sẽ giúp bạn cải thiện tinh thần và tăng cường đốt cháy lượng calo dư thừa. Điều này giúp bạn không bị tăng cân quá mức trong thời kì mang thai – 1 trong những nguyên nhan gây rạn da.
Lời kết.
Rạn da bụng bầu là tình trạng phổ biến với 90% phụ nữ từng gặp khi mang thai. Tuy nhiên, điều trị rạn da bụng sau sinh không phải điều đơn giản. Vì sự an toàn của thai nhi, bạn không thể sử dụng các biện pháp mạnh hay sản phẩm chứa hóa chất để điều trị. Thay vào đó là những cách trị rạn da tự nhiên với hiệu quả thấp, hầu như chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của chúng. Có lẽ, dùng các giải pháp tự nhiên để hạn chế chúng phát triển và sử dụng những biện pháp mạnh hơn để loại bỏ các vết rạn da sau khi sinh là lựa chọn an toàn cho cả mẹ và bé.