Chi tiết 8 cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh tại nhà

Thời tiết nóng bức cùng với lá ngàn lý do khác là nguyên nhân của những vết hăm tã, hăm da ở trẻ nhỏ. Những cơn ngứa, đau rát dồn dập lên những đứa trẻ thơ mọi lúc mọi nơi không chỉ khiến chúng khó chịu mà cả những người làm cha-mẹ cũng nao lòng vì thương con.Hăm tã ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp nhưng nhiều bậc làm cha, mẹ lại không có kiến thức phòng ngừa cũng như xử lý các vết hăm đúng cách khi chúng xuất hiện ở trẻ nhỏ. Chính điều này đã khiến nhiều bé bị chàm hóa, bội nhiễm do chậm điều trị hoặc điều trị sai cách. Vậy thì những cách trị hăm tã nào hiệu quả hiện nay? Hãy cùng Viên Thuốc Xanh tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1/ Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ

Sữa mẹ chứa rất nhiều lợi khuẩn, kháng sinh và có khả năng diệt khuẩn giúp cải thiện những vùng da bị hăm tã ở trẻ nhỏ. Không những tiết kiệm chi phí mà dùng sữa mẹ còn là biện pháp trị hăm tã có tính an toàn cao cho bé. Bạn có thể dùng sữa mẹ để thoa lên các vùng da bị hăm của bé hằng ngày và để như vậy đến khi tự khô.Cách trị hăm tã bằng sữa mẹ (Ảnh minh họa).

Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ (1)

2/ Cách trị hăm tã bằng dầu cây trà.

Dầu cây trà được biết đến với nhiều công dụng hữu ích như: Diệt khuẩn, phục hồi vết thương, chống viêm… Đối với hăm tã ở trẻ, tinh dầu trà tràm được xem là 1 giải pháp khá hiệu quả và an toàn giúp bé loại bỏ cảm giác ngứa rát và chống nhiễm trùng vết hăm. Các mom có thể trộn dầu cây trà với dầu dừa hoặc dầu oliu với tỉ lệ 1:1 rồi thoa lên vùng da bị hăm của bé khi đã vệ sinh sạch sẽ.

3/ Cách trị hăm tã bằng giấm.

Sử dụng giấm như 1 cách để trung hòa tính kiềm trong nước tiểu của bé. Điều này giúp cải thiện tình trạng hăm tã  vì chính nước tiểu là tác nhân gây ra tình trạng này khi chúng đọng lâu trong tã của bé. Các mom pha loãng giấm với nước ấm để lau vùng da bị hăm sẽ giúp cải thiện những vệt da đỏ sần ở vùng da mặc tã của bé. Kem bôi da Thuần Mộc trị hăm có tốt không?

4/ Cách trị hăm tã cho bé gái bằng dầu dừa

Dầu dừa với đặc tinh kháng khuẩn, làm dịu, dưỡng ẩm… nên có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe và làm đẹp. Đối với hăm tã, các mẹ có thể sử dụng dầu dừa để giúp bé giảm những cơn ngứa, đau rát khó chịu cũng như phục hồi và làm mềm vùng da bị nổi mẫn đỏ. Cách áp dụng khá đơn giản, các mẹ vệ sinh sạch vùng da bị hăm tã của bé bằng nước ấm và xà phòng nhẹ dịu. Sau đó lau khô và dùng dầu dừa thoa đều lên để dưỡng ẩm vùng da bị sưng đâu của bé. Một lưu ý nhỏ khi dùng dầu dừa để trị hăm cho bé là chỉ nên dùng loại dầu dừa nguyên chất để có hiệu quả tốt nhất nhé!Cách trị hăm tã bằng dầu dừa (Ảnh minh họa).

5/ Cách trị hăm tã bằng dầu oliu.

Cách trị hăm tã

Nếu tình trạng hăm tã khiến bé đau rát, ngứa thì các mom có thể dùng dầu dừa để giúp bé dễ chịu hơn. Đồng thời, dầu oliu cũng giúp dưỡng ẩm da của bé, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi của vết hăm tã. Tương tự với dầu dừa, dầu oliu các mom chọn loại nguyên chất để bôi cho bé sau khi đã vệ sinh sạch vùng bị hăm.

6/ Cách trị hăm tã cho bé trai bằng lô hội.

Lô hội hay nha đam là 1 loại thực vật có khả năng kháng viêm, sát khuẩn mạnh cũng như chứa nhiều vitamin E. Chính những điều này mà chúng ta có thể dùng nha đam để sát khuẩn và phục hồi vùng da bị hăm ở trẻ nhỏ. Cách thực hiện khá đơn giản, các mom bóc vỏ nha đam và lấy phần gel xong thì có thể cắt lát hoặc xay nhỏ để thoa hoặc đắp lên vùng da bị hăm tã của bé.Cách trị hăm tã bằng nha đam (Ảnh minh họa).

7/ Cách trị hăm tã bằng lá trầu không.

Trầu không trong đông y được biết đến như 1 loại dược liệu có tính sát trùng, tiêu viêm, diệt khuẩn cao. Tắm hoặc rửa các vùng da bị hăm tã bằng nước trầu không sẽ giúp sát trùng và diệt hết các loại vi khuẩn có khả năng gây viêm. Từ đó mà các vùng da bị hăm cũng có tốc độ phục hồi nhanh hơn, giảm đau rát cho trẻ nhỏ. Các thực hiện như sau:

  • Đun sôi 3 – 5 lá trầu không tươi với 1,5 lít nước rồi nhấc xuống để nước tự nguội dần đến khi chỉ còn hơi ấm.
  • Sau đó các mẹ dùng khăn sạch nhúng nước lá trầu không để lau vùng bị hăm của bé, chú ý các kẽ, ngấn, dưới bộ phận sinh dục.
  • Thực hiện lặp lại ngày 2- 3 lần trong 7 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

8/ Dùng kem trị hăm cho bé.

Ông bà chúng ta từ thời xưa đã để lại nhiều mẹo dân gian hưu ích để trị hăm tã  cho trẻ nhỏ. Mặc dù những cách này có tính an toàn cao, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả mang lại khá chậm và thấp. Thời điểm hiện tại, khi công nghệ và y tế phát triển đã cho ra đời những sản phẩm trị hăm tã tiện lợi, hiệu quả và an toàn cho bé. Những sản phẩm kem trị hăm tã mà các mom có thể tham khảo như:

  • Kem Thuần Mộc.
  • Kem Bubchen.
  • Kem Bepanthen.
  • Kem Chicco..
  • Kem Biolane.
  • Kem Mustela.
  • Kem Cetaphil.

Viên Thuốc Xanh cũng đã có một bài viết đầy đủ về thành phần, công dụng, ưu-nhược điểm và giá bán của các loại kem trị hăm trên. Chi tiết các mom có thể xem tại 7 kem trị hăm tã tốt nhất hiện nay. Hăm tã tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng cũng không thể chủ quan bỏi những cơn ngứa có thể khiến bé khó chịu. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Với 8 cách trị hăm tã trên, hy vọng các bạn sẽ vận dụng thành công để giúp bé thoát khỏi tình trạng da liễu khó chịu này. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy ủng hộ Viên Thuốc Xanh bằng cách like và share nó nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *