Bệnh hậu sản là vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh con. Vì vậy, việc tìm hiểu và chuẩn bị những kiến thức, biện pháp phòng ngừa tốt sẽ hạn chế được những rủi ro do các bệnh hậu sản gây ra.
NỘI DUNG TÓM TẮT
Bệnh hậu sản là gì?
Bệnh hậu sản là những căn bệnh mà trong khoảng 6 tuần kể từ khi sinh con mà các mẹ bầu có thể gặp phải. Các vấn đề hậu sản thường gặp như:
- Rụng tóc.
- Trĩ và táo bón.
- Tắc sản dịch.
- Đau tầng sinh môn.
- Băng huyết sau sinh.
- Khó chịu khi quan hệ.
- Băng huyết sau sinh.
- Rạn da, trầm cảm sau sinh.
- Mất tự chủ trong việc đại, tiểu tiện.
- Khó khăn trong việc lấy lại vóc dáng.
- Sưng đầu ngực, tắc tia sữa, viêm vú.
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh hậu sản.
Các nguyên nhân có thể khiến cơ thể người mẹ mắc các bệnh hậu sản như:
- Không chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng và thể chất trong thời gian mang thai, dẫn tới cơ thể gầy yếu, thiếu chất.
- Tâm lý và tinh thần trước khi sinh hoặc sau sinh không tốt, ví dụ như: trầm cảm, stress, mệt mỏi…
- Không chăm sóc, vệ sinh đúng cách bộ phận âm đạo, tử cung sau sinh.
- Quan hệ tình dục quá sớm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh hậu sản xuất hiện.
Về thể chất.
- Cơ thể gầy gò, xanh xao, ốm yếu…
- Không muốn ăn, ăn không ngon…
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải
- Không thể tăng cân dù ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Về tinh thần.
- Mất hứng thú trong cuộc sống, lo lắng, bất an.
- Suy sụp tinh thần, buồn chán
- Tự ti, chỉ muốn ở nhà, không muốn gặp gỡ bất kì ai hay ra ngoài.
7 vấn đề về hậu sản phổ biến mà mẹ bầu cần biết.
1/ Băng huyết sau sinh.
Băng huyết là tình trạng mất máu nhiều sau sinh 24h gây ra tình trạng nhợt nhạt, choáng váng, tụt huyết áp… Đây là tình trạng cực kì nguy hiểm cho bà bầu và cần sự can thiệp kịp thời của bác sĩ nếu gặp phải.
2/ Nhiễm khuẩn hậu sản.
Nhiễm khuẩn hậu sản là tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh ở bà bầu do cơ sở vật chất, dụng cụ để phục vụ sinh nở không đảm bảo vệ sinh, chăm sóc tầng sinh môn, âm đạo sau sinh không đúng cách…. Triệu chứng nhận biết gồm:
- Sốt cao, đau vùng bụng dưới rốn (hạ vị).
- Xuất hiện mùi hôi ở sản dịch.
- 2 bên vú bị sưng, nóng đỏ.
- Tiểu buốt, tiểu rát đối với nhiễm trùng đường tiểu.
3/ Nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm trùng vết mổ thường do các loại vi khuẩn như: Liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn yếm khí thâm nhập vào vết mổ. Chúng có thể thâm nhập từ môi trường xung quanh hoặc qua các dụng cụ thăm khám, trợ sinh mà không được tiệt trùng cẩn thận.
Gợi Ý
Lá tắm sau sinh dân tộc người Dao Đỏ là bài thuốc nổi tiếng giúp hàng ngàn mẹ bầu tránh khỏi cơn ác mộng về bệnh hậu sản sau sinh. [HOT] Đang có ưu đãi tặng kèm: Freeship toàn quốc.
Tìm Hiểu Ngay
4/ Đau nhức toàn thân.
Đau nhức toàn sau sinh phổ biến ở các vị trí như: Vai gáy, lưng. Tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng cả năm, đặc biệt là khi sinh mổ. Nguyên nhân có thể kể tới như: do các dây chằng ở lưng chưa phục hồi, khí huyết không đủ, thiếu canxi, nhiễm lạnh… Để tránh những cơn đau nhức xương khớp, các bà bầu cần có chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, áp dụng các động tác massage và thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng… Ngoài ra các bà bầu có thể dùng các biện pháp xông hơi hoặc tắm bằng các loại lá thỏa dược để lưu thông khi huyết, giảm đau nhức xương khớp và làm sạch sản dịch.
5/ Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là tình trạng phổ biến ở 20 – 30% phụ nữ sau khi con. Có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng này như: Thay đổi nội tiết, áp lực trước việc chăm sóc trẻ, mất ngủ, lo lắng… Trường hợp thấy các dấu hiệu mệt mỏi, lo lắng hay áp lực sau sinh thì bạn nên nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc em bé đển nghỉ ngơi, thư giãn.
6/ Sản dịch sau sinh
Sản dịch sau sinh gồm máu, mô ở lớp niêm mạc tử cung, vi khuẩn… Tình trạng sẽ xuất hiện ở cả bà bầu sinh thường và sinh mổ trong 4 – 6 tuần tùy từng người. Trong 3 – 9 ngày sau sinh, sản dịch có màu đỏ, nâu của máu. Sang ngày thứ 10, sản dịch chuyển sang màu trắng. Thông thường, sản dịch là vô trùng và không gây ra mối nguy hại nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể xảy ra các vấn đề bất thường ở sản dịch như:
- Có mùi hôi khó chịu.
- Sau 10 – 15 ngày nhưng sản dịch vẫn có màu đỏ tươi như ngày đầu.
- Chảy máu nhiều bất thường hoặc xuất hiện nhiều cục máu.
- Sản dịch có màu đen kèm theo mùi hôi khi ấn vào đáy tử cung.
- Nhịp tim không đều.
- Sốt nhẹ hoặc cảm thấy ớn lạnh.
- Cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi.
Nếu xuất hiện sự bất thường về sả dịch thì các bà bầu cần thăm khám bác sĩ để có những chuẩn đoán và can thiệp kịp thời.
7/ Rạn da
Những vết rạn da thường xuất hiện khi mang thai với màu đỏ sẫm, hồng, nâu và chuyển sang màu trắng sau một thời gian. Chúng có thể sẽ nghiêm trọng hơn do thay đổi nội tiết và thời gian kéo dài. Sử dụng các loại kem chống rạn da trong thời kì mang thai sẽ giúp hạn chế những vết rạn xuất hiện.
Phòng ngừa bệnh hậu sản.
- Theo dõi tình trạng cơ thể bà bầu trong 3 ngày sau sinh với các vấn đề như: Huyết áp, số lượng nước tiểu, số lượng – màu – mùi của sản dịch…
- Tránh tắm nước lạnh hoặc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu. Sau sinh các bà bầu nên lau mình bằng nước ấm hoặc tắm nhanh bằng nước ấm.
- Cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng, không nên quá kiêng cữ, chỉ cần tránh các loại đồ ăn lạnh như: Măng, thức ăn quá chua, nhiều mỡ, sắn, ớt, hạt tiêu, đồ sống lạnh (gỏi sống, nước lạnh)…
- Tránh quan hệ tình dục sớm.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan bằng cách san sẻ tình cảm công việc chăm bé và việc nhà cho chồng hoặc người thân để giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Ngoài ra, có thể sử dụng các loại lá tắm thảo dược để cải thiện lưu thông khí huyết, làm sạch sản dịch và phòng chống đau nhức.
⇒ Liên quan:7 loại lá tắm sau sinh giúp phòng bệnh hậu sản tốt hiện nay.
Thời kỳ hậu sản kéo dài bao lâu ?
Thời kì hậu sản thường kéo dài trong 6 tháng. Hậu sản là vấn đề lớn nhất của mọi bà bầu sau sinh. Vì vậy, việc tìm hiểu và phòng ngừa các vân đề về hậu sản là việc làm hết sức cần thiết để có thể “mẹ trong con vuông”.