Trẻ bị hăm mông nặng phải làm sao? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc bé trong những năm tháng đầu đời, việc xuất hiện những vấn đề về da liễu ở trẻ là điều không hiếm gặp.Một trong số đó là tình trạng bé bị hăm da ở vùng mông. Đối với các mẹ có kinh nghiệm thì có thể giải quyết nhanh chóng giúp trẻ giảm được những cơn ngứa rát. Những với những mẹ lần đầu sinh con, thiếu kinh nghiệm thì rất bối rối và lo lắng nên có rất nhiều thắc mắc như:

  • Bé bị hăm đỏ mông có nguy hiểm không?
  • Bé bị hăm mông phải làm sao?
  • Bé bị hăm mông bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc như thế này thì hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!

Nguyên nhân bé bị hăm đỏ ở mông

Trẻ bị hăm mông

Trẻ bị hăm mông thường do da của trẻ bị kích ứng với các tác nhân như hóa chất, chất thải của chính bé, một sô ít do quá trình vệ sinh da cho bé không sạch và đúng cách..

  • Dị ứng hóa chất: Thành phần của tã, quần áo bé mặc có chứa chất hóa học hoặc tồn dư nước giặt, xà phòng gây kích ứng khiến da bé bị ửng đỏ, nổi mụn nước gây ra những vết hăm, loét.
  • Do vệ sinh: Tình trạng hăm da mông có thể xảy ra nếu không thường xuyên vệ sinh sạch da và thay tã cho bé, nhất là lúc trong tã đã đọng chất thải của bé.
  • Do cơ địa da: Những bé có da nhạy cảm thường sẽ có nguy cơ bị hăm da mông cao hơn những trẻ khác.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hăm mông

Khi bị hăm da mông, bé có một số biểu hiện như:

  • Ngứa, đau rát, khó chịu…
  • Xuất hiện các mụn nước, mẫn đỏ xung quanh vùng mặc tã của bé
  • Các mụn nước có xu hướng vỡ ra tạo thành những vết loét.

Bé bị hăm mông nhẹ (Ảnh minh họa).

Bé bị hăm mông phải làm sao?

Khi phát hiện bé bị hăm đỏ mông, các mẹ cần chú ý hơn trong việc vệ sinh da của bé như:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng da bị hăm.
  • Tránh để mồ hôi đổ vào vùng da bị hăm của bé.
  • Cố gắng để vùng da bị hăm trong trạng thái khô ráo nhiều nhất có thể.
  • Dùng nước mối ấm  và khăn mềm sạch để vệ sinh vùng da bị hăm.

Ngoài ra, các mẹ  cũng nên áp dụng các biện pháp điều trị như dùng kem hoặc biện pháp dân gian để nhanh chóng phục hồi vết hăm tã. Những việc này cần thực hiện sớm để giúp bé tránh được nhiễm trùng, bội nhiễm và giảm đau rát.

Trẻ bị hăm mông bôi thuốc gì?

Hiện có nhiều loại thuốc để điều trị hăm da mông cho bé. Những loại thuốc này đều có đặc tính an toàn nên các mẹ có thể áp dụng cho các bé sơ sinh bị hăm da. Sử dụng kem cũng là 1 cách điều trị cho hiệu quả cao và nhanh giúp trẻ loại bỏ những cơn ngứa rát, phục hồi các vết hăm nhanh chóng hơn và tránh để lại sẹo trên da. Một số kem trị hăm da mông cho bé hiện này như:

  • Bubchen.
  • Kem bôi da Thuần Mộc
  • Chicco
  • Benpathen
  • Mutesla
  • Biolamce…

Viên Thuốc Xanh cũng đã có một bài viết  về công dụng, thành phần, giá bán của các loại kem trị hăm da này, bạn có thể xem cụ thể hơn tại đây.

»Xem ngay: Kem bôi da Thuần Mộc trị hăm tã –  hăm da có hiệu quả không?

Cách trị hăm mông ở trẻ sơ sinh

Không thể phủ nhận các loại kem đặc trị có tác dụng cải thiện tình trạng hăm da mông ở bé rất nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, ngoài các loại kem đặc trị thì chúng ta vẫn có thể áp dụng những biện pháp tự nhiên khá an toàn khác để loại bỏ vết hăm mông cho bé.

Cách trị hăm mông bằng sữa mẹ.

Với biện pháp trị hăm đỏ mông này, các mẹ có thể thực hiện khi thay tã cho bé. Cách thực hiện khá đơn giản, sau khi vệ sinh sạch vùng da mông bị hăm thì các mẹ chỉ cần nhỏ 3 – 5 giọt sữa mẹ lên và xoa đều là được. Sữa mẹ không gây hại cho da của bé nên các mẹ có thể áp dụng phương pháp này thường ngày để có hiệu quả tốt nhất nhé!

Cách trị bé bị hăm đỏ hậu môn bằng cây mã đề.

tri-ham-hang-cho-tre-bang-cay-ma-de
  • Các mẹ chuẩn bị 3 – 5 lá cây mã đề.
  • Sau khi rửa sạch bằng nước muối thì vò nát hoặc giã bằng cối.
  • Để trị hăm mông cho bé thì các mẹ dùng nước lá mã đề thoa đều lên các vùng da cần điều trị.

Cây mã đề trị hăm mông ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)

Cách trị hăm đỏ đít ở trẻ nhỏ bằng cây cỏ sữa.

  • Chuẩn bị 1 nắm cây cỏ sữa rửa sạch và đun sôi với 1 lượng nước vừa phải 0,5 – 1 lít.
  • Sau khi nước tự nguội thì các mẹ dùng khăn mềm sạch nhúng và lau sạch vùng da bị hăm tã của bé.
  • Cách này thường áp dụng trước khi thay tã cho bé.

Phòng ngừa hăm mông ở bé

  • Luôn thay tã khi bé đã đi ngoài vào tã.
  • Luôn vệ sinh sạch vùng da bé mặc tã, đặc biệt trong các ngấn, nếp gấp da.
  • Chọn loại tã, quần áo có chất liệu tốt, mềm mại để tránh gây kích ứng da của bé.
  • Luôn giữ da mông của bé khô ráo để tránh vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển.
  • Áp dụng kem chống hăm cho bé.

Lời kết.

Bé bị hăm mông sẽ gây ra những cơn ngứa rát khó chịu gây mất ngủ, quấy khóc từ đó ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình phát triển của bé. Điều trị sớm bằng các biện pháp an toàn không những giúp bé dễ chịu mà còn tránh được tình trạng viêm nhiễm, chàm hóa da hoặc để lại sẹo.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *